Tìm hiểu về chứng nhận hữu cơ

Theo J.I Rodale – cha đẻ của ngành trồng trọt hữu cơ ở Mỹ thì Thực phẩm hữu cơ là nông sản không dùng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Xuất phát từ niềm tin của nông dân, rằng cây trái lớn lên bằng phân xanh và không sử dụng hóa chất sẽ cho chất lượng tốt hơn, và điều này là đúng!

Tuy nhiên cụm từ “thực phẩm hữu cơ” nghe có vẻ khó phân biệt và khó chấp nhận, bởi lẽ, thực vật động vật nào mà chả có chất carbon, dù nuôi trồng bằng chất hữu cơ hay hóa chất. Để chính xác, có lẽ phải dùng cụm từ “Thực phẩm nuôi, trồng bằng chất hữu cơ” thì đúng hơn, nhưng để ngắn gọn và dễ lan truyền, có lẽ cụm từ “thực phẩm hữu cơ” là ổn nhất.

Phân biệt thực phẩm hữu cơ động vật và thực phẩm hữu cơ thực vật

Thực phẩm hữu cơ động vật: Là động vật được nuôi ở những vùng riêng biệt mà trong thức ăn hay nước uống không có hóa chất nào như thuốc bảo vệ thực vật. Động vật được nuôi lớn tự nhiên mà không sử dụng một loại kích thích tăng trưởng nào cả, ngoại trừ thuốc kháng sinh để chữa bệnh trước 90 ngày khi giết mổ.

Thực phẩm hữu cơ thực vật: Là rau củ quả được trồng tự nhiên, tưới bón bằng phân thiên nhiên chứ không dùng một loại hóa chất bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học nào. Phân thiên nhiên lấy từ phân xác động vật, phân trộn từ các cây cỏ mục nát. Diệt trừ sâu bọ bằng thiên địch hoặc các biện pháp sinh học khác.

Thực ra, dù có hội tụ đủ các yếu tố như trên, thì thực phẩm hữu cơ vẫn có thể bị lây nhiễm một ít các chất hóa học từ các vùng khác lân cận còn sót lại, do đó vấn đề nuôi trồng cách ly trong nhà kính cần được chú trọng.

Thực phẩm hữu cơ thật sự có an toàn?

Trên thế giới và cả ở Việt Nam, thực phẩm hữu cơ đã và đang xuất hiện nhiều ở các shop thực phẩm, các shop hữu cơ và dần đi vào bữa ăn của một bộ phận người có thu nhập cao, do đa phần giá cả của các thực phẩm này khá cao so với thực phẩm bình thường.

Nghiên cứu của Washington State University vào 19-4-2001 cho thấy trái táo hữu cơ chắc hơn và nhiều đường thiên nhiên hơn táo bón bằng hóa chất; nghiên cứu công bố trên Journal of Applied Nuitrition, 1993, cho thấy trái táo, lê, khoai tây có gấp đôi số chất dinh dưỡng của trái cây nuôi bằng hóa chất; nghiên cứu ở Đức cho hay thực vật hữu cơ có ít nitrate hơn.

Hiểu nhãn hiệu ghi Thực phẩm hữu cơ như thế nào?

– Nhãn “100% Organic” chỉ các thực phẩm không chứa một tí chất thêm nào;

– Nhãn “Organic” là cho thực phẩm có trên 95% chất organic ;

– Nhãn ” Made with Organic Ingredients” chỉ món hàng có ít nhất 70% Organic Ingredients và không được có một chút sulfites nào;

– Nhãn “Some organic ingredients” khi có dưới 70% Organic ingredients.

Nhà sản xuất không được quảng cáo Organic nếu họ dùng hóa chất trong 3 năm trước khi thu hoạch.

Trước khi được công nhận là “Organic”, chính quyền sẽ thanh tra nông trại coi xem sản phẩm và phương thức nuôi trồng có hội đủ các tiêu chuẩn đã đề ra không.

Những khái niệm dễ nhầm lẫn

Khi tìm kiếm nguồn thực phẩm “sạch”, người tiêu dùng thường cảm thấy bối rối giữa muôn vàn lời quảng cáo “có cánh” hay những thuật ngữ kiểu “thân thiện với môi trường”. Không ít người đã nhầm lẫn giữa “Organic” với các nhãn khác, không được chứng nhận hoặc chồng lấn nhau. Chắc chắn các nhãn hay khái niệm dưới đây đều có giá trị riêng, chỉ có điều chúng không phải là “hữu cơ”.

1/ Locally Grown (nuôi trồng tại địa phương)

Thường được ghi trên bao bì nhưng không phải là nhãn chính thức. Khái niệm “Địa phương” khá mơ hồ vì còn tùy thuộc vào khoảng cách đến thị trường. Sản phẩm địa phương có thể được nuôi trồng hữu cơ, nhưng đó là kết nối duy nhất. Thực phẩm hữu cơ không nhất thiết là của địa phương, và sản phẩm địa phương không có nghĩa là hữu cơ.

2/ Natural (tự nhiên)

Đây cũng không phải là nhãn chính thức dù hay được ghi trên bao bì. “Tự nhiên” nghe có vẻ hữu ích nhưng lại là khái niệm khó hiểu nhất dùng cho sản phẩm. Vì đã là “Tự nhiên” thì không thể chứa các thành phần nhân tạo hay thêm màu sắc, trong khi nó lại thường dùng cho cả sản phẩm chăm sóc cơ thể, vệ sinh và đồ chơi. “Tự nhiên” không hề liên quan đến chất hữu cơ. Thực phẩm hữu cơ được chứng nhận phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và được chứng minh là an toàn cho con người và môi sinh.

3/ Free-Range (nuôi thả)

Không có nhãn “Nuôi thả” chính thức mặc dù nó thường được tuyên bố kèm theo các sản phẩm như bơ sữa, trứng và thịt. Khái niệm này không được kiểm soát và chỉ nói đôi chút về tập quán chăn nuôi thực tế. Tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ không bắt buộc điều kiện này. Động vật có thể tận hưởng những điều kiện sống tốt hơn khi được thả ngoài trời, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng được nuôi bằng chất hữu cơ.

4/ Biodynamic (sinh học năng động)

“Biodynamic” là nhãn chính thức được xác nhận bởi một bên thứ ba độc lập theo các tiêu chuẩn nhất định. Nó giúp bạn an tâm về những vấn đề không chỉ đơn giản là hữu cơ, như cộng đồng lành mạnh hay đa dạng sinh học. Một sản phẩm có thể được chứng nhận cả “Organic” và “Biodynamic”. Tuy nhiên, hai khái niệm này là khác nhau. Bạn không thể giả định người nuôi trồng hữu cơ sẽ áp dụng quy tắc Biodynamic hay nhà sản xuất Biodynamic phải tuân thủ các tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ.

5/ Hormone-Free (không có chất tăng trưởng)

Thường thấy trên các sản phẩm bơ sữa và thịt, tuy nhiên nó không phải là nhãn chính thức. Khái niệm "Hormon-Free” sai về mặt kỹ thuật bởi vì không có loại sữa hoặc thịt nào mà không có Hormone, vì tất cả các loài động vật đều được sinh ra với kích thích tố. Chỉ có thể tuyên bố là không có “Hormone nhân tạo”.

6/ Fair Trade (mậu dịch công bằng)

Nhãn “Fair Trade” rất hữu ích vì nó đảm bảo sản phẩm là hợp lý về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Qua đó, khách hàng biết được người nông dân và công nhân trang trại nhận được các điều kiện thỏa đáng về thương mại và bảo hiểm xã hội. Nhiều sản phẩm hữu cơ có thể được chứng nhận cả “Fair Trade”. Tuy nhiên, “Fair Trade” không có nghĩa là được chứng nhận hữu cơ, và “Organic” không liên quan gì đến điều kiện lao động hoặc nguồn gốc xuất xứ.

7/ GMO Free (không biến đổi gen)

“GMO Free” chưa được pháp luật công nhận vì một số hạn chế về phương pháp thử nghiệm cũng như rủi ro lây nhiễm từ cây trồng vật nuôi khác. Thay vào đó chỉ có chứng nhận của một số tổ chức nghiên cứu. Thực phẩm “GMO Free” hoặc “Non-GMO” không có nghĩa là được nuôi trồng bằng chất hữu cơ. Nó có thể tương đồng ở một số cấp độ nào đó, nhưng không thể hoán đổi.

8/ GAP (thực hành nông nghiệp tốt)

Đây không phải là các sản phẩm hữu cơ mà là các sản phẩm được sản xuất ra có sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ hóa học… nhưng có kiểm soát về hàm lượng an toàn cho phép theo tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt, an toàn (Good Agricultural Practice) của Việt Nam (VietGAP) hoặc toàn cầu (GlobalGAP).

CÁC TIÊU CHUẨN CHỨNG NHẬN HỮU CƠ PHỔ BIẾN

1. Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì, Ủy ban hữu cơ quốc gia (USDA) (Mỹ – ban hành năm 2005): đây là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự, và nghiêm ngặt nhất.

Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được phép sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến.

 

2. Chứng nhận hữu cơ của chính phủ Úc (ACO): Các mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da được chứng nhận Australian Certified Organic chứa ít nhất 95% thành phần được chứng nhận hữu cơ. 5% thành phần còn lại phải là thành phần thực vật được sản xuất tự nhiên và nếu có chất bảo quản/phụ gia phải là tự nhiên được cho phép, hoàn toàn không độc hại.

 

 

3. NSF (Mỹ – 2009): đây là một trong những tiêu chuẩn hữu cơ đầu tiên tại Mỹ xuất hiện sau USDA dành cho các nhà sản xuất mỹ phẩm. NSF yêu cầu các sản phẩm phải chứa ít nhất 70% thành phần (trừ nước) là hữu cơ mới được công bố là “made with organic” (làm từ thành phần hữu cơ).

NSF cho phép các nhà sản xuất sử dụng danh mục chất bảo quản và các chất hóa học trong quá trình sản xuất nhiều hơn so với USDA.

 

4. OASIS (Mỹ – 2008) Oasis được xây dựng bởi rất nhiều các nhà sản xuất mỹ phẩm và cạnh tranh với tiêu chuẩn NSF. Oasis yêu cầu các sản phẩm phải chứa 85% thành phần nông nghiệp mới được gọi là hữu cơ.

 

5.NATRUE (EU-2008) là tiêu chuẩn phi lợi nhuận mới xuất hiện từ Châu Âu bởi các hãng sản xuất mỹ phẩm hữu cơ của Đức.

– Natrue Organic Cosmetics yêu cầu sản phẩm phải chứa 95% các thành phần nông nghiệp nuôi hữu cơ thì được chứng nhận là “mỹ phẩm hữu cơ”.

-Natrue Natural Cosmetics cùng với Organic Portion yêu cầu thành phần phải chứa 70% thành phần từ nông nghiệp nuôi hữu cơ và các thành phần còn lại phải là hữu cơ. Tối đa 5% đến 15% (tùy thuộc vào dòng sản phẩm) thành phần có thể là chất tổng hợp nằm trong danh mục cho phép của Natrue.

– Natrue Natural Cosmetics yêu cầu toàn bộ thành phần phải là tự nhiên nhưng không bắt buộc phải có thành phần là hữu cơ thì chứng nhận là “mỹ phẩm tự nhiên”.

 

6. COSMOS (EU-2009): là tiêu chuẩn kết hợp đầu tiên ở Châu Âu dành cho mỹ phẩm hữu cơ được tạo nên bởi sáu nhà chứng nhận đầu tiên tại EU.

-COSMOS yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp mới được chứng nhận là mỹ phẩm hữu cơ, 20% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. COSMOS cho phép sử dụng tối đa 5% thành phần tổng hợp.

 

7. BDIH (Đức-1995): BDIH yêu cầu nhà sản xuất phải sử dụng thành phần hữu cơ bất nơi nào có thể. BIDH định nghĩa “nơi có thể” tức là sẵn có đầy đủ số lượng và chất lượng cũng như định nghĩa loại thực vật nào nào nằm trong danh sách này. Vì vầy một sản phẩm chứa 0% thành phần hữu cơ vẫn có thể được chứng nhận BDIH.

 

8. SOIL ASSOCIATION (Anh-2002): yêu cầu tất cả các sản phẩm được chứng nhận của tổ chức này phải thể hiện tỉ lệ hữu cơ trên nhãn sản phẩm. Sản phẩm được gọi là hữu cơ khi sản phẩm đó phải chứa 95% thành phần hữu cơ. Sản phẩm được ghi “made with organic X” (làm từ hữu cơ X) phải chứa tối thiểu 70% thành phần hữu cơ.

 

9. COSMEBIO (Pháp-2002) : yêu cầu sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp mới được công nhận là hữu cơ. 10% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ, cho phép nhiều nhất 5% là thành phần tổng hợp.

 

10. ECO-CRET (Pháp- 2002): yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp để được chứng nhận là hữu cơ.

 

11. AIAB/ICEA (Ý-2003): tổ chức này không yêu cầu mức độ tối thiểu thành phần nông nghiệp có trong sản phẩm. Nước không được công nhận là thành phần hữu cơ.

 

12. BIOGARANITE (Bi-2004)

 

13. NASSAA (ÚC -2005): là chứng nhận thực phẩm phát triển thêm cho các sản phẩm làm đẹp tương tự như Soil Association. NASSAA giới hạn các thành phần tổng hợp và các chất hóa học dùng trong sản xuất mỹ phẩm.

 

14. BIOCOSC (Thụy Điển-2006): yêu cầu 95% các thành phần là nông nghiệp để được chứng nhận hữu cơ. 10% tổng trọng lượng sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. Cho phép tối đa 3% thành phần tổng hợp.

 

 

Nguồn: kilala.vn

vietnamorganic.vn

botani.com.vn

Để lại bình luận