CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT (GI) TRONG THỰC PHẨM

Là 1 người tiêu dùng thông thái, bạn hiểu rằng nên tránh xa các món đồ tinh luyện, trong đó có đường trắng tinh luyện, món quen thuộc có trong hầu hết tủ bếp mỗi gia đình. Hiện nay trên thị trường thực phẩm sạch có rất nhiều lựa chọn để thay thế cho đường tinh luyện như đường mía, đường dừa, đường thốt nốt, đường cỏ ngọt, ... cho bạn lựa chọn.

Tránh xa đồ tinh luyện thì tốt rồi. Nhưng chọn các sản phẩm thô khác cũng cần lưu ý thêm về tác động của mỗi sản phẩm lên cơ thể để có sự lựa chọn sáng suốt nhất.

Trước khi tìm hiểu cụ thể, mình cùng tham khảo chỉ số đường huyết của 1 vài loại đường phổ biến hiện nay nhé.

- Đường tinh luyện : 100

- Đường dừa: 30-35

- Đường mía: 43

- Đường thốt nốt: 40

(Nguồn: tổng hợp )

Đã xong phần số liệu. Mời ban đọc thêm thông tin cụ thể để rồi thử đoán xem trong các loại đường phổ biến kể trên, mình nên chọn loại nào cho gia đình nha.

Chỉ số đường huyết là gì?

GI - Glycaemic Index - là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm.

Chỉ số GI của một thực phẩm được phân loại: thấp, trung bình hoặc cao. Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Điều đó có nghĩa là sau khi ăn các thực phẩm loại này, thì mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt lên rất nhanh, nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó. Trong khi đó, các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng lên từ từ đều đặn, và cũng giảm xuống một cách chậm rãi giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định, có lợi hơn cho sức khỏe và trí não.

Điểm này đặc biệt quan trọng đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, vì đây là giai đoạn phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Vì loại chỉ số đường huyết trong thực phẩm trẻ ăn có tác động trực tiếp lên tốc độ phát triển khả năng nhận thức của trẻ, những thực phẩm có chỉ số đường huyết GI cao như: các loại nước ngọt, bánh mì, kẹo (1), tốc độ cung cấp năng lượng diễn ra rất nhanh nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó sẽ gây ra những khoảng thời gian thiếu cung cấp năng lượng cần thiết cho não hoạt động hỗ trợ quá trình học hỏi của trẻ.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lựa chọn tối ưu hơn để có thực phẩm với chỉ số GI thấp giúp cung cấp năng lượng liên tục và kéo dài, đó là những thực phẩm như:

- Rau các loại, ngũ cốc nguyên hạt và một số loại sữa (2). Và một khi đã duy trì cung cấp nguồn năng lượng ổn định, bé sẽ phát huy khả năng học hỏi và ghi nhớ sẽ tốt hơn.

Các loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh sẽ có GI cao từ 70 trở lên, GI trung bình là từ 56 đến 69, GI thấp dưới 55 sẽ là những lọai thực phẩm làm tăng đường huyết chậm.

Theo Angela Rowan, Chuyên gia dinh dưỡng, Giám đốc Phân viện Sức Khỏe của Fonterra Brands ở New Zealand thì “Bộ não chúng ta phụ thuộc vào glucose vì nó là nguồn năng lượng giúp duy trì liên tục hoạt động chức năng và quá trình học hỏi”. Chuyên gia Rowan cũng cho biết thêm: “những thực phẩm có GI thấp sẽ cung cấp lượng glucose ổn định hơn cho não giúp khả năng tập trung tốt hơn”.

Nguồn: sankom.vn

Để lại bình luận